Thứ Năm, 29 tháng 1, 2015

Tuyển sinh liên thông Đại học Thương mại năm 2015

Trường Đại học Thương mại thông báo tuyển sinh Chương trình đào tạo liên thông chính quy với các thông tin sau:

ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI THÔNG BÁO TUYỂN SINH
 LIÊN THÔNG CHÍNH QUY TRUNG CẤP, CAO ĐẲNG LÊN ĐẠI HỌC NĂM 2015


I.       NGÀNH TUYỂN SINH
-          Quản trị kinh doanh
-          Kế toán
-          Tài chính ngân hàng






II.    ĐỐI TƯỢNG TUYỂN SINH
-          Học viên đã tốt nghiệp Trung cấp, Cao đẳng khối ngành kinh tế đủ 36 tháng trở lên.
-          Học ngoài giờ hành chính hoặc theo quy định của nhà trường.
-          Cấp bằng chính quy của trường đại học Thương Mại.
III.    THỜI GIAN NHẬN HỒ SƠ, THI TUYỂN
-          Hình thức: Thi tuyển
-          Bán và nhận hồ sơ : 15/02/2015
-          Bắt đầu ôn thi vào khoảng tháng 3/2015
-          Dự kiến thi tuyển vào tháng 4, 5/2015
-          Lệ phí xét tuyển: theo quy định của bộ giáo dục
IV.             THỜI GIAN ĐÀO TẠO
-          Đối với hệ liên thông từ trung cấp lên đại học học 2,5 năm
-          Đối với hệ liên thông từ Cao đẳng lên Đại học học 1,5 năm
V.                HỒ SƠ BAO GỒM:
-          Phiếu đăng ký tuyển sinh theo mẫu của nhà trường
-          Bản sao bằng và bảng điểm công chứng
-          04 ảnh 3x4 (ảnh mới nhất) và 4 ảnh 4x6
-          Giấy khai sinh bản sao có công chứng
Không trả lại hồ sơ nếu không trúng tuyển







VI.             NƠI BÁN VÀ NỘP HỒ SƠ:

TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC
Phòng 3 – Tầng 1 – Học viện Phụ Nữ Việt Nam - 68 Nguyễn Chí Thanh  -  Đống Đa – Hà Nội
Liên hệ : 046 687 6969 (Cô Thanh)   -  Hotline: 01664 393 791
Website: www.tuyensinhgiaoduc.vn      Email:  thanhsunny225@gmail.com

“Lưu ý: Ưu tiên đăng ký trước qua điện thoại và liên hệ qua điện thoại trước khi nộp hồ sơ để tránh nhầm lẫn”



Thứ Tư, 28 tháng 1, 2015

Thông báo tuyển sinh liên thông Đại học Sư phạm Hà Nội năm 2015

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội là trường trọng điểm, đầu ngành trong hệ thống các trường sư phạm. Sứ mạng của Trường là đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao có trình độ đại học và trên đại học, bồi dưỡng nhân tài cho hệ thống giáo dục quốc dân và xã hội.
Năm 2015 Trường ĐHSPHN dành nhiều chỉ tiêu cho hệ liên thông vừa học vừa làm ngành sư phạm mầm non, tiểu học. Trường tổ chức thành nhiều đợt thi trong năm. Thông tin cụ thể như sau:

ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
THÔNG BÁO TUYỂN SINH LIÊN THÔNG NĂM 2015
(Liên thông từ trung cấp, cao đẳng lên Đại học hệ vừa làm vừa học)


I.       NGÀNH TUYỂN SINH
-          Liên thông từ Trung cấp lên đại học ngành Sư phạm Mầm No
-          Liên Thông từ trung cấp, cao đẳng lên đại học ngành Sư phạm Tiểu học







II.      ĐỐI TƯỢNG TUYỂN SINH
-          Học sinh, sinh viên đã tốt nghiệp hệ trung cấp, cao đẳng ngành sư phạm mầm non, tiểu học (chính quy và vừa học vừa làm)
-          Học  viên được đăng kí học ngoài giờ hành chính
-          Tốt nghiệp được cấp bằng đại học hệ vừa làm vừa học ngành sư phạm mầm non, sư phạm tiểu học do trường Đại học sư Phạm Hà Nội cấp.
III.     THỜI GIAN NHẬN HỒ SƠ, THI TUYỂN
-          Hình thức: Thi tuyển theo quy định của ĐHSP
-          Lệ phí: theo quy định của BGD
-          Nhận hồ sơ: đến hết ngày 25 hàng tháng
-          Bắt đầu ôn thi từ:  20 hàng tháng
-          Dự kiến thi tuyển: tuần thứ 2 hàng tháng
V.      THỜI GIAN ĐÀO TẠO
-          Đối với hệ liên thông từ trung cấp lên đại học học 2,5 năm
-          Đối với hệ liên thông từ Cao đẳng lên Đại học học 1,5 năm
-          Bằng do trường Đại học sư Phạm Hà Nội cấp.
IV.   HỒ SƠ BAO GỒM:
-          Phiếu đăng ký theo mẫu của nhà trường
-          Bằng, bảng điểm của trường đã tốt nghiệp (có công chứng )
-          04 ảnh 3x4 (ảnh mới nhất) và 4 ảnh 4x6
-          01 bản sao bằng PTTH và học bạ cấp 3 (có công chứng)
-          Giấy khai sinh bản sao và CMTND Photo có công chứng
Không trả lại hồ sơ nếu không trúng tuyển





VI.    ĐỊA ĐIỂM NỘP HỒ SƠ
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC
Phòng 3 Tầng 1- Học Viện Phụ Nữ Việt Nam - 68 Nguyễn Chí Thanh - Đống Đa- Hà Nội
Liên hệ (04)6.687.6969 (Cô Thanh)   Hotline :  01664 393 791
Email: thanhsunny225@gmail.com

“Lưu ý: Ưu tiên đăng ký trước qua điện thoại và liên hệ qua điện thoại trước khi nộp hồ sơ để tránh nhầm lẫn


Thứ Ba, 27 tháng 1, 2015

Cao đẳng Sư phạm Hà Nội thông báo tuyển sinh văn bằng 2 năm 2015


Trường Cao Đẳng Sư Phạm Hà Nội là một trong những cái nôi đào tạo và cung cấp nguồn lực giáo viên chất lượng. Trường đã được Bộ Giáo Dục cho phép và Sở Giáo dục & Đào tạo Hà Nội đã cấp phép cho tuyển sinh và đào tạo hệ trung cấp chính quy văn bằng 2 ngành mầm non và tiểu học (giáo dục mầm non, tiểu học).
Thông báo tuyển sinh năm 2015 sư phạm mầm non và tiểu học cụ thể như sau:

TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM HÀ NỘI THÔNG BÁO
TUYỂN SINH VĂN BẰNG 2 SƯ PHẠM MẦM NON, TIỂU HỌC NĂM 2015

I.       NGÀNH TUYỂN SINH
-          Sư phạm Mầm non, Tiểu học hệ văn bằng 2 học 12 tháng.







II.       ĐỐI TƯỢNG TUYỂN SINH
-          Học viên đã tốt nghiệp từ trung cấp nghề trở lên của các ngành đào tạo khác, có nguyện vọng học ngành Sư phạm Mầm non, Tiểu học.
-          Học vào thứ 7 và chủ nhật.
-          Nhập học luôn sau khi nộp hồ sơ với ngành sư phạm tiểu học nếu đủ điều kiện, ngành sư phạm mầm non thi tuyển theo lịch của nhà.
-          Tốt nghiệp được cấp bằng hệ Trung cấp sư phạm chính quy. Bằng tốt nghiệp do Trường Cao Đẳng Sư Phạm Hà Nội cấp.

III.      HÌNH THC TUYỂN SINH VÀ LỆ PHÍ

-          Xét tuyển đối với ngành sư phạm tiểu học, thi năng khiếu hát và kể chuyện đối với ngành sư phạm mầm non     
-          Lệ phí: 820.000 đồng (Tám trăm hai mươi ngàn đồng chẵn)
IV.    THỜI GIAN NHẬN HỒ SƠ:
-          Thời gian bán và nhận hồ sơ: đến hết ngày 28/02/2015
V.      HỒ SƠ BAO GỒM:
-          Bằng, bảng điểm của trường tốt nghiệp (có công chứng)
-          Bằng THPT và học bạ THPT (Có công chứng)
-          Bộ hồ sơ TCCN theo mẫu BGD
-          02 Lý lịch HSSV có xác nhận địa phương
-          04 ảnh 3x4 (ảnh mới nhất) và 4 ảnh 4x6
-          Giấy khai sinh bản sao và CMTND Photo có công chứng
Không trả lại hồ sơ nếu không trúng tuyển






VI.       ĐỊA ĐIỂM NỘP HỒ SƠ
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC
Phòng 3 Tầng 1- Học Viện Phụ Nữ Việt Nam - 68 Nguyễn Chí Thanh - Đống Đa- Hà Nội
Liên hệ (04)6.687.6969 (Cô Thanh)   Hotline :  01664 393 791
Học xong được liên thông lên Cao đẳng, Đại học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

“Lưu ý: Ưu tiên đăng ký trước qua điện thoại và liên hệ qua điện thoại trước khi nộp hồ sơ để tránh nhầm lẫn





Chủ Nhật, 25 tháng 1, 2015

Thông báo tuyển sinh văn bằng 2 Đại học Thương Mại năm 2015

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI 
THÔNG BÁO TUYỂN SINH  VĂN BẰNG 2 CHÍNH QUY NĂM 2015

Để đáp ứng yêu cầu chỉ tiêu đào tạo các ngành hệ Đại học, Trường Đại học Thương mại thông báo tuyển sinh Chương trình đào tạo văn bằng 2 chất lượng cao học tại trường vào thứ 7 và chủ nhật. Thông tin cụ thể như sau:

NGÀNH TUYỂN SINH                       
-       Kế toán
-       Quản trị kinh doanh
-       Luật kinh tế







ĐIỀU KIỆN DỰ THI
-       Có đủ sức khỏe để học tập
-       Đã có bằng tốt nghiệp Đại học
-       Nộp hồ sơ đầy đủ và đúng quy định
-       Đạt yêu cầu tuyển sinh
 HÌNH THỨC TUYỂN SINH
-          Thi 2 môn:
  1. Kinh tế thương mại đại cương
  2. Tiếng Anh
-          Miễn thi: cho học sinh đã TN Đại học Thương Mại hệ chính quy và cùng nhóm ngành
THỜI GIAN ĐÀO TẠO
-       Từ 2,5 năm đến 3 năm
-       Địa điểm học tại trường
-       Học tập trung liên tục vào thứ 7, chủ nhật
THỜI GIAN BÁN VÀ NHẬN HỒ SƠ
-       Phát hành hồ sơ từ ngày 15/01/2015
-       Nhận hồ sơ từ ngày 25/01/2015
-       Tổ chức ôn tập dự kiến ngày 06/03/2015
-       Dự kiến thi ngày 21/03/2015








HỒ SƠ YÊU CẦU
-       Phiếu đăng ký tuyển sinh theo mẫu của trường Đại học Thương Mại
-       Phiếu đăng ký tuyển sinh (Theo mẫu, in ngoài túi hồ sơ)
-       Bản sao bằng và bảng điểm Đại học (Văn bằng 1) có công chứng
-       04 ảnh 3x4 (ảnh mới nhất) và 4 ảnh 4x6
-       Giấy khai sinh bản sao có công chứng
Bằng do trường Đại học Thương Mại cấp bằng chính quy

LIÊN HỆ MUA VÀ BÁN HỒ SƠ:
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC
Phòng 3 – Tầng 1 – Học viện Phụ Nữ Việt Nam - 68 Nguyễn Chí Thanh  -  Đống Đa – Hà Nội
Liên hệ : 046 687 6969 (Cô Thanh)   -  Hotline: 01664 393 791 
Website: www.tuyensinhgiaoduc.vn      Email:  thanhsunny225@gmail.com


“Lưu ý: Ưu tiên đăng ký trước qua điện thoại và liên hệ qua điện thoại trước khi nộp hồ sơ để tránh nhầm lẫn”

Đại học Vinh thông báo tuyển sinh liên thông ngành Luật năm năm 2015

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH THÔNG BÁO TUYỂN SINH
LIÊN THÔNG TỪ TRUNG CẤP – ĐẠI HỌC NGÀNH LUẬT NĂM 2015

    Trường Đại học Vinh thông báo tuyển sinh đào tạo liên thông Trung cấp – Đại học ngành     Luật năm 2015 , học ngoài giờ hành chính (vào thứ 7 và chủ nhật) cụ thể như sau:

       I.            NGÀNH ĐÀO TẠO
                     -       Luật học




    II.            ĐỐI TƯỢNG TUYỂN SINH
                    -          Có đủ sức khỏe để học tập
                    -          Có bằng tốt nghiệp Trung cấp các ngành sau được thi liên thông:

1. Luật, pháp lý
2. Điều tra trinh sát cảnh sát
3. Trung cấp an ninh
4. Quản lý xuất, nhập cảnh
5. Trung cấp cảnh sát
6. Quản lý hành chính về trật tự xã hội
7. Chính trị - Hành chính
8. Quản lý trật tự an toàn giao thông
9.      Dịch vụ pháp lý
10.  Quản lý giáo dục và cải tạo phạm nhân
11.  Công chứng
12.  Quản lý trật tự xã hội ở địa bàn cơ sở
13.  Kỹ thuật hình sự
14.  Biên phòng
15.  Điều tra trinh sát an ninh
16.  Hành chính – Văn thư


 III.             NGOÀI RA VỚI CÁC NGÀNH TRUNG CÂP CHÍNH QUY KHÁC NHƯ SAU


1.      Công nghệ thông tin
2.      Tài chính ngân hàng
3.      Kế toán
4.      Cơ khí

Thì phải học chuyển đổi mới đủ điều kiện thi liên thông
 IV.               SỐ MÔN HỌC CHUYỂN ĐỔI

-          Lý luận chung về nhà nước và pháp luật
-          Luật hiến pháp
-          Luật hình sự
-       Luật thương mại
-       Luật dân sự
V.            HÌNH THỨC TUYỂN SINH


                   -         Thi tuyển 3 môn : Văn, Sử, Địa (Thi viết)         

        
 VI.            THỜI GIAN BÁN VÀ NHẬN HỒ SƠ

-          Phát hành hồ sơ từ ngày 25/01/2015
-          Nhận hồ sơ từ ngày 1/02/2015 đến 11/04/2015
-          Dự kiến học chuyển đổi từ  ngày 20/03/2015
-       Dự kiến ôn thi ngày 08/04/2015
-       Dự kiến thi tuyển ngày 25 - 26/04/2015
-       Phí chuyển đổi và ôn thi theo quy định







VII.            HỒ SƠ VÀ THỦ TỤC HỒ SƠ

                 -      Hồ sơ theo mẫu của trường Đại học Vinh
                 -      Bản sao bằng và bảng điểm Đại học (Văn bằng 1) có công chứng
                 -      Giấy khai sinh bản sao có công chứng và giấy ưu tiên (nếu có)
                 -      04 ảnh 3x4 (ảnh mới nhất) và 4 ảnh 4x6
                 -      2 phong bì dán tem ghi rõ địa chỉ
Nộp hồ sơ đúng đủ, đúng thủ tục, kê khai, xác nhận đầy đủ. Hồ sơ đăng ký không trả lại


VIII.                  LIÊN HỆ MUA VÀ BÁN HỒ SƠ:


TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC

Phòng 3 – Tầng 1 – Học viện Phụ Nữ Việt Nam - 68 Nguyễn Chí Thanh  -  Đống Đa – Hà Nội

Liên hệ : 046 687 6969 (Cô Thanh)      -     Hotline : 01664 393 791
"Lưu ý: Ưu tiên đăng ký qua điện thoại và liên hệ qua Hotline trước khi đến nộp hồ sơ để được tư vấn trực tiếp tránh nhầm lẫn"


Thứ Ba, 13 tháng 1, 2015

Có hay không nên dẹp bỏ hệ tại chức?


Có nên hay không nên dẹp bỏ hệ đào tạo tại chức hiện nay

            Phải nói rằng người Việt Nam chúng ta nói chung luôn luôn đặt công việc học hành, đỗ đạt lên hàng đầu, nhiều nơi  đặc biệt ở miền bác bố mẹ thường dạy dỗ con cái ngay từ nhỏ câu đầu tiên là "học để thoát khỏi đói nghèo", "học để làm quan để bố mẹ nhờ"...
           Chính vì nhiều câu nói như vậy nên trong tiềm thức ai cũng muốn làm "thầy", làm “ quan” làm "ông này, bà nọ" mà họ rất ít suy nghĩ làm "thợ", thực tế nhiều người làm thợ có trình độ tay nghề cao có thu nhập hơn những người có bằng cấp đó thôi.




            Trong khi ở các nước tư bản hay tiên tiến ho dạy con ngay từ nhỏ tính tự lập, đam mê và sáng tạo. Họ chú trọng vào đào tạo và phát huy hết khả năng trong lĩnh vực con có khả năng không những là Bác sĩ, kỹ sư, chính khách, phục vụ hay thợ miễn sao hướng con em mình làm theo năng lực và đam mê để tạo ra của cải cho bản thân và cống hiến cho xã hội.
            Ở nước ta hiện nay thì tình hình như thế nào? Phải nói hiện nay tình hình vẫn không thay đổi là bao, vẫn chú trọng đào tạo "thầy" hơn "thợ". Trong nền giáo dục nước ta có rất nhiều loại hình đào tạo như chính quy, chuyên tu, tại chức, từ xa, liên thông, văn bằng 2 không biết còn loại hình gì nữa. Ở phạm vi bài này tôi xin nhận xét hệ chính quy và tại chức để đưa ra ý kiến bản thân.
           Trước tiên ta xem xét hoàn cảnh ra đời của đại học tại chức, phải nói rằng hình thức đào tạo tại chức phát huy hết ý nghĩa của nó trong những thập niên 80, 90, nó đáp ứng được điều kiện kinh tế - xã hội thời bấy giờ.
           Đất nước trong thời kỳ đổi mới nhưng nhiều cán bộ công chức chưa đủ kiến thức chuyên môn làm việc bởi vì những người này phần lớn đều tuổi trẻ đã đóng góp cho chiến trường, vì thế đến thời bình họ đi làm cần phải vừa học, vừa làm bổ sung kiến thức nên loại hình tại chức rất phù hợp và được nhiều người ủng hộ. Phải nói rằng đây là một bước đi đúng đắn của nền giáo dục nước ta.
          Đến nay, loại hình tại chức được nhìn nhận như thế nào? Đây cũng là một câu hỏi của nhiều người đặt ra và rất nhiều người có bằng tại chức hoang mang, phân vân vì chưa có sự thống nhất.
Trước tình hình nhiều tỉnh thành không tuyển bằng tại chức vào làm công chức Nhà nước, bản thân tôi hoàn toàn đồng tình, trong đó có nhiều lý do:

           


            Thứ nhất, về mặt lịch sử tôi thấy rằng hệ tại chức đã làm hết sứ mệnh của nó, số lượng những người vì lý do cống hiến cho đất nước tuổi thanh xuân thời gian này đã hết.
           Hiện nay có rất nhiều người trẻ có bằng chính quy được đào tạo một cách bài bản nhưng không có việc làm hoặc làm những ngành nghề không phù hợp, vì thế không tuyển hệ tại chức là hoàn toàn tất yếu. Nếu có thì có thể áp dụng đào tạo hệ tại chức cho các vùng đặc biệt khó khăn như Tây bắc, Tây nguyên và Tây Nam Bộ những nơi đội ngũ cán bộ còn thiếu và yếu cần bổ sung kiến thức và năng lực vì chủ yếu là các dân tộc ít người.
          Thứ hai, thử hỏi đầu vào và đầu ra của hệ tại chức bữa nay thì biết. Đầu vào quá dễ còn đầu ra thì đương nhiên. Nhiều người học lực quá kém thi tất cả các trường không đậu nên chọn hệ tại chức làm bến “ước mơ” làm “thầy” chứ vẫn không chịu học nghề.
           Nhiều ý kiến cho rằng nhiều người vì không có điều kiện nên học tại chức, nói thế thì đúng với một số lượng rất ít với kiểu “không đủ điều kiện” nghĩa đen. Còn về nghĩa bóng thì không đủ điều kiện học lực là nhiều, vì thế chọn lựa hệ tại chức là chính xác.
           Thứ ba, trong triết học có nói “biến chuyển về lượng đã mới biến chuyển về chất”, áp dụng trong giáo dục thì ta thấy, thời gian học hệ tại chức được bao nhiêu? Nhồi nhét kiến thức là chủ yếu, trong đó phần lớn là những người không thi đỗ đại học chính quy. Học lực chưa đủ giờ nhồi nhét thế làm sao hiểu được bài chứ đừng nói gì đến ứng dụng trong thực tế. ngoài ra học ngoài giờ hành chính chủ yếu không hiệu quả do ngay từ giảng viên và học sinh đều có tư tưởng học và dạy cho qua loa hết giờ cũng như tình trạng học hộ thi hộ.
          Còn đại học chính quy thì các bạn biết rồi đấy, thời gian học, lượng kiến thức, nhiều người đầu tư thời gian học mà còn chưa chắc hiểu bài huống hồ tại chức, vì thế ưu tiên chính quy là đương nhiên.



            Nhiều đồng chí  lãnh đạo ở Bộ GD-ĐT nói không phân biệt tại chức và chính quy, 2 bằng này có giá trị như nhau, theo ý kiến cá nhân của  tôi thì không thể cào bằng như thế được.Nhìn khách quan mà nói, xã hội giờ nhiều người có bằng tại chức giờ đang thi nhau, đua nhau thi cao học để có tấm bằng thạc sĩ nhằm xóa bỏ cái tiếng nói bằng tại chức của mình.
           Hàng hóa còn phân biệt nước này nước nọ, nhà sản xuất này, nhà sản xuất nọ huống hồ ở đây là bằng cấp, nó thể hiện trình độ, năng lực của người đó. Nó chỉ có giống nhau đều là cử nhân hoặc kỹ sư chứ không thể  nói có giá trị như nhau được.
          Thứ tư, nhiều người khi thấy thông tin nhiều sở ban ngành không tuyển hệ tại chức làm dấy lên làn sóng không đồng tình và cho rằng người có bằng tại chức có khi làm việc hơn đại học.
          Giờ đây hình thức “trăm hay không bằng tay quen đã qua”. Những người có bằng tại chức được trang bị kiến thức không sâu do nhiều yếu tố đem lại nên khi làm việc trình độ khó có thể bằng chính quy.
           


            Có thể một người tại chức làm quen tay trong công tác này “sống lâu thành lão làng” nhưng khi chuyển công tác khác không thể thích nghi được so với người có bằng chính quy.
            Thứ năm, về luật mà nói thì những tỉnh không tuyển bằng tại chức là đúng luật. Bởi lẽ họ là người tuyển dụng lao động, họ có một số yêu cầu đòi hỏi nhất định đối với những người thi tuyển.
            Họ có quyền lựa chọn những người lao động có chất lượng cao. Trước tiên phải thể hiện bằng cấp đã, nếu thử việc không đủ thì họ có quyền không tuyển dụng (trong thời gian thử việc) và tuyển người khác. Mà theo tôi, trong bộ máy nhà nước nên tuyển như thế.
           Nói chung hệ tại chức hiện nay không theo kịp xu thế của thời đại. Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ những người đã và đang học hệ này hoặc có duy trì hệ này thì đào tạo đặc thù cho vùng miền là hợp lý
          Thời gian tới không nên đào tạo hệ này nữa. Nếu đào tạo tại chức thì cần phải có những điều kiện nghiêm ngặt như vậy mới có môi trường công bằng trong học tập, trong cơ hội tìm kiếm việc làm.
                                                                                                                                                        B.Đ.Q

Chủ Nhật, 4 tháng 1, 2015

Tư vấn học tập sai tại các trường Đại học ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên

Cố vấn học tập mà tư vấn sai

     Mặc dù học chế tín chỉ đã triển khai và thực hiện được 20 năm, nhưng đến nay một bộ phận hết sức quan trọng quyết định hiệu quả của quy trình đào tạo là cố vấn học tập lại chưa được định vị rõ ràng.  Theo thạc sĩ Lê Ngọc Tứ, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, có 10 - 20% sinh viên (SV) sai sót về quy trình học tập hoặc kết quả học tập không đạt yêu cầu. 

Có rất nhiều vấn đề được đặt ra tại hội thảo “Vai trò cố vấn học tập trong đào tạo theo học chế tín chỉ tại các trường ĐH-CĐ VN”, do  Viện Nghiên cứu giáo dục Trường ĐH Sư phạm TP.HCM tổ chức sáng 26.12. 



Sinh viên có thành công trong quá trình học tập và rèn luyện hay không phụ thuộc rất nhiều vào cố vấn học tập - Ảnh: Đào Ngọc Thạch



Tích lũy đủ tín chỉ mà vẫn không được tốt nghiệp
Cố vấn học tập mà tư vấn sai - ảnh 2
Làm cố vấn mà không nắm rõ chương trình đào tạo của các chuyên ngành, không hiểu quy trình hoặc không cập nhật được những quy định mới thì không thể nào giúp sinh viên học tập hiệu quả
Cố vấn học tập mà tư vấn sai - ảnh 3
Thạc sĩ Lê Ngọc Tứ
(Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Sư phạm TP.HCM)
      Theo thạc sĩ Lê Ngọc Tứ, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, có 10 - 20% sinh viên (SV) sai sót về quy trình học tập hoặc kết quả học tập không đạt yêu cầu. Nguyên do bản thân đã mù mờ về phương pháp học tín chỉ, lại bị giảng viên cố vấn học tập tư vấn sai. “Chẳng hạn, cố vấn khuyên SV không cần học môn này trong khi chương trình có yêu cầu, hoặc tư vấn học môn B trước môn A trong khi đúng ra môn A phải học trước. Có thời gian trường phải chữa cháy bằng cách tổ chức cho SV học bổ sung những học phần bị thiếu do sự nhầm lẫn, sai sót này”, ông Tứ kể lại.
Ông Tứ còn cho biết không ít trường hợp khi SV đến hỏi giáo vụ khoa nhờ tư vấn thì cố vấn lại chỉ lên phòng đào tạo để hỏi. “Với số lượng hàng vạn SV như vậy thì 3, 4 thầy cô ở phòng đào tạo không thể nào đáp ứng được nhu cầu này. Làm cố vấn mà không nắm rõ chương trình đào tạo của các chuyên ngành, không hiểu quy trình hoặc không cập nhật được những quy định mới thì không thể nào giúp SV học tập hiệu quả”, ông Tứ chia sẻ. Từ đó, dẫn đến các tình huống SV tích lũy đủ số tín chỉ, thậm chí nhiều hơn yêu cầu nhưng lại không thể tốt nghiệp được do sai quy trình.

Chưa phải là chuyên trách
       Thạc sĩ Huỳnh Xuân Nhựt, có 5 năm làm công tác cố vấn ở Trường ĐH Mở TP.HCM, cho rằng do lực lượng cố vấn học tập ở trường ĐH hiện chưa phải là chuyên trách, chủ yếu là giảng viên kiêm nhiệm, nên chỉ nắm vững chuyên môn mà không nắm rõ những văn bản quy định của nhà trường, dẫn đến khó tránh khỏi việc tư vấn nhầm hoặc không thể tư vấn.
Phụ cấp quá thấp
Khảo sát của GS-TS Trần Thị Minh Đức và cộng sự Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội, tiến hành trên 244 giảng viên đang là cố vấn học tập của 17 trường ĐH trên cả nước, cho thấy có tới 34,6% cố vấn nhận được thù lao dưới mức 500.000 đồng/năm, tính ra mỗi tháng chỉ hơn 40.000 đồng. Có 16,3% không nhận được phụ cấp và cũng không biết về khoản tiền này. Chỉ có khoảng 6,4% cố vấn học tập nhận được khoản phụ cấp trên 2 triệu đồng/năm.
Tiến sĩ Võ Thị Ngọc Lan, Viện Sư phạm kỹ thuật Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, nói: “Năm học 2013 có khoảng 500 SV bị đình chỉ ngay sau khi kết thúc năm thứ nhất do kết quả học tập không đạt. Tôi cho rằng kết quả này chủ yếu do bản thân SV, nhưng trong đó vẫn có sự tác động của bộ phận cố vấn học tập. Vì SV năm nhất thường bỡ ngỡ, không biết phải học môn gì trước, môn gì sau, hơn nữa do thay đổi môi trường sống, học tập nên rất cần sự hướng dẫn, động viên. Nếu cố vấn học tập làm tốt sẽ hạn chế được rất nhiều những trường hợp đáng tiếc như trên”.
       Theo thạc sĩ Trịnh Thị Phan Lan, Trường ĐH Kinh tế (ĐH Quốc gia Hà Nội), trong đào tạo học chế tín chỉ, vai trò của cố vấn học tập rất quan trọng và có ảnh hưởng không nhỏ đến sự thành công trong học tập, rèn luyện của SV. Mỗi cố vấn học tập sẽ là cầu nối giữa SV với chương trình đào tạo và nhà trường. Tuy nhiên, chưa có trường nào có được một tài liệu (cẩm nang cố vấn học tập) hướng dẫn quy trình. Thạc sĩ Lê Ngọc Tứ nhận định: “Không có quyền lợi rõ ràng nên trách nhiệm về công việc này cũng còn mơ hồ. Các trường đúng ra phải cụ thể hóa, quy định chi tiết để người cố vấn biết mình làm công việc đó thì phải làm những gì, có quyền lợi gì, nếu không làm tốt phải chịu trách nhiệm như thế nào”. 

Ý kiến
Trang bị thêm kiến thức
Các trường ĐH-CĐ cần trang bị cho đội ngũ cố vấn học tập những kiến thức, trao đổi kinh nghiệm cần có, đồng thời phải tổ chức lại công tác chủ nhiệm lớp tách biệt với công tác cố vấn học tập; phải có sự đánh giá kết quả hoạt động này trong từng học kỳ để điều chỉnh giúp hiệu quả hơn.
Thạc sĩ Nguyễn Minh Giang (giảng viên Khoa Giáo dục tiểu học Trường ĐH Sư phạm TP.HCM) 
Ảnh hưởng trực tiếp đến thành công của sinh viên
Phương thức đào tạo tín chỉ là đặt SV vào trung tâm, do đó đòi hỏi tính chủ động rất cao. Tuy nhiên, điều này rất khó khăn đối với SV trong những năm đầu tiên ở đại học. Do đó, cố vấn học tập là người có ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành công trong học tập và rèn luyện của SV.
Thạc sĩ Trịnh Thị Phan Lan 
(Trường ĐH Kinh tế - ĐH Quốc gia Hà Nội)
 Nguồn Mỹ Quyên